KHUYẾN MÃI TIỂU PHẪU RĂNG KHÔN

TIỂU PHẪU RĂNG KHÔN

TIỂU PHẨU RĂNG KHÔN

Răng khôn thường mọc trong độ tuổi từ 15 đến 25 và nằm sau cùng của cung hàm, vì răng này mọc sau cùng nên cung hàm không đủ chỗ dành cho chúng. Chính vì vậy để tránh đau nhức về sau cũng như đem lại sự đơn giản cho việc tiểu phẫu nhổ răng thì chúng ta nên nhổ răng khôn trước khi có các triệu chứng bệnh lý (như sâu răng, viêm lợi trùm, viêm nha chu, áp-xe nướu…)
Răng khôn mọc lệch và ngầm
Cung hàm thường chỉ đủ chỗ cho 28 cái răng (mỗi hàm 14 răng) cho nên không đủ chỗ để răng khôn mọc lên 1 cách bình thường nên chúng sẽ hay mọc lệch và ngầm.

Nha khoa Thái Tổ

Biến chứng xảy ra khi răng khôn mọc lệch và ngầm
Bệnh nha chu : Răng khôn mọc lệch và ngầm có thể làm nhồi nhét thức ăn ở vùng kẽ giữa răng kế bên (răng số 7) và răng khôn. Chính vì vậy chúng ta sẽ khó làm sạch vùng này và dễ gây ra sâu răng hoặc bệnh nha chu.
Viêm lợi trùm : phần nướu xung quanh răng khôn viêm đỏ và đau, có thể chảy mủ, sưng tại chỗ, trầm trọng hơn là sưng mặt, khó há miệng. Nguyên nhân là do chấn thương khi răng đối diện cắn trúng hoặc nhiễm trùng do lắng đọng thức ăn ở vùng khe nướu xung quanh răng mà không thể chải rửa được.
Bệnh sâu răng : Gây sâu răng kế bên, đặc biệt ở hàm dưới (răng số 7), thậm chí gây đau nhức trong trường hợp răng sâu tới tủy.

Nha khoa Thái Tổ

Gây chen chúc răng : đặc biệt đối với các trường hợp sau khi niềng răng có thể xảy ra sự chen chúc tái phát.
Gây tiêu xương, lung lay răng kế cận : tiêu xương chân răng, làm lung lay và có thể gây mất răng kế cận (răng số 7) là những hậu quả mà răng khôn ngầm trong xương có thể gây ra.

Tiểu phẫu nhổ răng khôn
Tuổi thích hợp để nhổ răng khôn là từ 18-25 tuổi.
Các răng khôn thường mọc lệch hoặc ngầm trong xương hàm nên bị xương và nướu che lấp, vì vậy chúng ta không thể nhổ theo cách thông thường mà cần phải tiến hành tiểu phẫu (làm lộ thân răng bằng cách mở nướu và xương, chia răng thành nhiều phần nhỏ để lấy ra và sau đó sẽ khâu kín lại).

Nha khoa Thái Tổ

Mỗi ca lâm sàng tiểu phẫu răng khôn thường kéo dài 15 – 20 phút, thời gian tiểu phẫu còn tùy thuộc tình trạng mọc lệch của răng cần nhổ. Sau tiểu phẫu, bệnh nhân sẽ nhận được toa thuốc nhằm chống viêm nhiễm và giảm đau hậu phẫu từ bác sĩ.

Quá trình tiểu phẩu răng khôn
– Khám: Bác sĩ sẽ khám kỹ lưỡng tình trạng răng, sức khỏe toàn thân của bạn, và đưa ra cách giải quyết tốt nhất cho từng trường hợp cụ thể.
– Chụp phim X-Quang quanh chóp Kỹ thuật số: Nhằm mục đích lựa chọn phương pháp tiểu phẫu thích hợp nhất, qua phim chụp sẽ xác định được hình dáng và số lượng chân răng, hướng răng và góc độ lệch, độ sâu của răng số 7 đã đến tủy hay chưa.
– Sát trùng vùng miệng và vùng răng cần nhổ
– Gây tê: Gây tê tại chỗ kết hợp gây tê vùng hoặc gai Spix.

Nha khoa Thái Tổ

– Rạch nướu mở rộng phẫu trường: Bộc lộ thân răng.
– Tùy trường hợp có thể cắt xương hoặc không. Để tạo đường thoát cho răng.
– Nhổ răng: kết hợp chia thân răng và chân răng.
– Khâu vết mổ lại.

Nha khoa Thái Tổ

Những lưu ý sau khi tiểu phẫu răng khôn 
Những dấu hiệu sau là bình thường.
Phản ứng đau: Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau khi thuốc tê hết và đau nhiều hay ít tùy theo từng người và tình trạng của răng đã nhổ.
Chảy máu: sau khi nhả cục gạc/bông, máu có thể rỉ thêm một vài tiếng đồng hồ. Bệnh nhân tiếp tục ngậm cục gạc/bông mới cho đến khi máu ngưng chảy hẳn để cầm máu.
Sưng: Tùy theo cơ thể từng bệnh nhân, thường rõ rệt vào ngày thứ 2 hay thứ 3 sau tiểu phẫu rồi sau đó giảm dần.
Những việc nên làm:

Nha khoa Thái Tổ

– Cắn chặt bông gòn trong 45 phút đầu tiên.
– Uống thuốc đúng toa của Bác sỹ.
– Nhổ răng xong không ngậm hay súc miệng với nước muối vì nước muối sẽ làm chảy máu nhiều hơn.
– Không được súc miệng, khạc nhổ trong vòng 6 giờ sau nhổ răng, không lấy lưỡi hay những vật khác khều đụng vị trí vừa nhổ răng.
– Để giảm sưng: Ngày đầu tiên sau phẫu thuật chườm lạnh, mỗi lần 15-20 phút. Các ngày sau chườm ấm 3-4 lần/ ngày.
– Ăn uống: Không nên ăn nhai nơi có răng mới nhổ để tránh làm vỡ cục máu đông và tránh thức ăn nhét vào ổ răng mới nhổ.Nên dùng thức ăn lỏng và mềm như cháo và uống nhiều nước.
– Nghỉ ngơi: Hãy nghỉ ngơi trong ngày đầu tiên và thư giãn tinh thần để quên đi cơn đau.’
– Trở lại tái khám

Nha khoa Thái Tổ

Dù đã áp dụng các biện pháp cầm máu nhưng sau 24 giờ máu vẫn chảy hoặc cơn đau kéo dài với cường độ dữ dội, bạn cần gặp bác sỹ để tái khám và điều trị.
Sau 7 – 10 ngày, quý khách hàng cần quay lại Nha khoa Thái Tổ để cắt chỉ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đặt Lịch